HƯỚNG DẪN PHA CÀ PHÊ
Đầu tiên đó phải là cà phê nguyên chất không pha tẩm bất cứ loại đậu nành, bột bắp nào. Để đảm bảo việc này, hãy yêu cầu người bán xay tại chỗ cho bạn thấy. Đó chính là sự chuẩn bị tốt để tiến hành thực hiện cách pha cà phê ngon.
Bạn cần có 1 cái phin tốt, thể tích vừa phải để chứa vừa đủ 1 ly cà phê.Các lỗ Phin không quá lớn, cách đều nhau, không quá lớn.
Bước 1: Tráng phin cà phê qua nước sôi trước để giảm lượng nhiệt mà phin hấp thụ, để khi pha thì cà phê sẽ nhận được lượng nhiệt đầy đủ hơn khiến cho ly cà phê vị đậm và thơm hơn. Sau đó cho ⅓ bột cà phê vào phin, (tỷ lệ cà phê là ⅓ và nước là ⅔. ).
Bước 2: Rồi dùng gạt ép cà phê vừa phải. Không quá chặt cũng không quá nhẹ. Nếu quá chặt thì cà phê sẽ khó chảy ra, còn nếu quá nhẹ thì cà phê sẽ ra rất nhạt và bột cà phê sẽ nổi phồng lên. Điều này cần sự kinh nghiệm và quen tay rất cao.
Bước 3: Chế nước sôi vào nắp đậy của phin sau đó đặt đáy phin lên trên, cho đến khi nào nước dưới nắp được cà phê hút hết. Quá trình này gọi là “ủ cà phê”.
Bước 4: Sau đó chế khoảng 20% nước lên trên cà phê, chờ khoảng 3-5phút, cho cà phê ngấm rồi tiếp tục chế nước sôi lần 2. Chờ cà phêchảy từng giọt xuống đến khi hết nước.
Bước 5: Khi cà phê nhỏ giọt xuống bạn hãy qua sát, cà phê nhỏ từng giọt xuống mỗi giây một giọt thì coi nhưn bạn đã thành công bước đầu. Khi cà phê chảy thành dòng thì do bạn đã chế ít cà phê hoặc ép cà phê không chặt.
Bước 6: Hãy đánh tan đường ra trước khi bỏ đá vào nhé. Đá uống cà phê nên chọn viên to, lâu tan thành nước (gọi là đá già trái ngược với đá non).
Khi cho sữa thì nên cho 30 - 40% sữa là tốt nhất, đánh đều với cà phê cho đến khi lên bọt.
Và cuối cùng nên thưởng thức hết khi còn nóng (nếu là cà phê nóng), hoặc trước khi đá tan hết (đối với cà phê đá).
Bước 1: Tráng phin cà phê qua nước sôi trước để giảm lượng nhiệt mà phin hấp thụ, để khi pha thì cà phê sẽ nhận được lượng nhiệt đầy đủ hơn khiến cho ly cà phê vị đậm và thơm hơn. Sau đó cho ⅓ bột cà phê vào phin, (tỷ lệ cà phê là ⅓ và nước là ⅔. ).
Bước 2: Rồi dùng gạt ép cà phê vừa phải. Không quá chặt cũng không quá nhẹ. Nếu quá chặt thì cà phê sẽ khó chảy ra, còn nếu quá nhẹ thì cà phê sẽ ra rất nhạt và bột cà phê sẽ nổi phồng lên. Điều này cần sự kinh nghiệm và quen tay rất cao.
Bước 3: Chế nước sôi vào nắp đậy của phin sau đó đặt đáy phin lên trên, cho đến khi nào nước dưới nắp được cà phê hút hết. Quá trình này gọi là “ủ cà phê”.
Bước 4: Sau đó chế khoảng 20% nước lên trên cà phê, chờ khoảng 3-5phút, cho cà phê ngấm rồi tiếp tục chế nước sôi lần 2. Chờ cà phêchảy từng giọt xuống đến khi hết nước.
Bước 5: Khi cà phê nhỏ giọt xuống bạn hãy qua sát, cà phê nhỏ từng giọt xuống mỗi giây một giọt thì coi nhưn bạn đã thành công bước đầu. Khi cà phê chảy thành dòng thì do bạn đã chế ít cà phê hoặc ép cà phê không chặt.
Bước 6: Hãy đánh tan đường ra trước khi bỏ đá vào nhé. Đá uống cà phê nên chọn viên to, lâu tan thành nước (gọi là đá già trái ngược với đá non).
Khi cho sữa thì nên cho 30 - 40% sữa là tốt nhất, đánh đều với cà phê cho đến khi lên bọt.
Và cuối cùng nên thưởng thức hết khi còn nóng (nếu là cà phê nóng), hoặc trước khi đá tan hết (đối với cà phê đá).